Theo khảo sát của Creative Group, Yahoo - Hot Jobs thì có đến 3/4 số người trả lời là “có” khi tham gia trả lời câu hỏi: “Bạn đã bao giờ bị đồng nghiệp chơi khăm?”.
Nạn đâm chọt nơi công sở có muôn hình vạn trạng, và liệu bạn đã biết cách đối phó?
Chân dung kẻ đâm chọt
Phê bình gia: cho dù ý tưởng của bạn có tốt đến đâu đi nữa bạn chỉ nhận từ họ ánh mắt dè bỉu, những lời châm chích gay gắt, những đánh giá bất công
* Kẻ giành công: đây là dạng đồng nghiệp hay ăn cắp ý tưởng và giành lấy công lao của người khác khi dự án hoàn thành vượt mong đợi
* Ảo thuật gia: người có khả năng biến hóa các lỗi lầm khiến người khác xem thất bại của dự án là từ sai lầm của bạn
* Người viết kịch bản: chuyên môn của họ là dựng chuyện và dặm mắm thêm muối những điều sai sự thực nhằm hạ thanh danh của bạn
* Sếp “mặt sắt”: họ sẽ sa thải bất kỳ nhân viên nào khi cảm thấy nguy cơ bạn có “công cao hơn chủ”
Chẳng lẽ ngậm bồ hòn làm ngọt?
Theo Megan Slabinski, Giám đốc điều hành Creative Group, nếu rơi phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và nhận xét thật kỹ xem những sự kiện đâm chọt là cố ý hay vô ý. Đừng phản ứng quá đà, khiến giận quá mất khôn. Nếu thật sự bạn là tâm điểm trong mọi hoạt động quấy phá và đã xác định rõ người chĩa mũi dùi vào mình – hãy hành động:
* Tìm liên minh: kẻ đâm chọt bạn có liên minh của họ nên bạn cần thiết lập liên của riêng mình nhằm có được sự ủng hộ cần thiết, ít ra là về mặt tinh thần.
* Cầu cứu cấp trên: hãy cố gắng đưa sự việc lên cấp trên nếu bạn thường xuyên bị tỵ nạnh và ganh ghét. Chỉ sử dụng cách này khi bạn có đủ chứng cứ và luận điểm thuyết phục.
* Không đề cập vấn đề cá nhân: hãy phân tích các vụ đâm chọt theo hướng có ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Đừng tường thuật vụ việc xen lẫn cảm xúc cá nhân của bạn.
* Chuẩn bị tinh thần tìm việc mới: dĩ nhiên đây là bước cuối cùng nhưng bạn cần chuẩn bị tư tưởng cho tình huống này. Bạn không thể làm việc hiệu quả với những sát thủ trong bóng tối như thế.
Chân dung kẻ đâm chọt
Phê bình gia: cho dù ý tưởng của bạn có tốt đến đâu đi nữa bạn chỉ nhận từ họ ánh mắt dè bỉu, những lời châm chích gay gắt, những đánh giá bất công
* Kẻ giành công: đây là dạng đồng nghiệp hay ăn cắp ý tưởng và giành lấy công lao của người khác khi dự án hoàn thành vượt mong đợi
* Ảo thuật gia: người có khả năng biến hóa các lỗi lầm khiến người khác xem thất bại của dự án là từ sai lầm của bạn
* Người viết kịch bản: chuyên môn của họ là dựng chuyện và dặm mắm thêm muối những điều sai sự thực nhằm hạ thanh danh của bạn
* Sếp “mặt sắt”: họ sẽ sa thải bất kỳ nhân viên nào khi cảm thấy nguy cơ bạn có “công cao hơn chủ”
Khảo sát của Zogby International cho thấy trong 67% các vụ đâm chọt nơi công sở, cấp quản lý thường phớt lờ, không can thiệp hoặc chỉ làm tình hình tệ hại hơn.
Theo Megan Slabinski, Giám đốc điều hành Creative Group, nếu rơi phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và nhận xét thật kỹ xem những sự kiện đâm chọt là cố ý hay vô ý. Đừng phản ứng quá đà, khiến giận quá mất khôn. Nếu thật sự bạn là tâm điểm trong mọi hoạt động quấy phá và đã xác định rõ người chĩa mũi dùi vào mình – hãy hành động:
* Tìm liên minh: kẻ đâm chọt bạn có liên minh của họ nên bạn cần thiết lập liên của riêng mình nhằm có được sự ủng hộ cần thiết, ít ra là về mặt tinh thần.
* Cầu cứu cấp trên: hãy cố gắng đưa sự việc lên cấp trên nếu bạn thường xuyên bị tỵ nạnh và ganh ghét. Chỉ sử dụng cách này khi bạn có đủ chứng cứ và luận điểm thuyết phục.
* Không đề cập vấn đề cá nhân: hãy phân tích các vụ đâm chọt theo hướng có ảnh hưởng đến công việc chung của công ty. Đừng tường thuật vụ việc xen lẫn cảm xúc cá nhân của bạn.
* Chuẩn bị tinh thần tìm việc mới: dĩ nhiên đây là bước cuối cùng nhưng bạn cần chuẩn bị tư tưởng cho tình huống này. Bạn không thể làm việc hiệu quả với những sát thủ trong bóng tối như thế.
Theo Afamily
Đăng nhận xét