Khi chiếc bánh cay cam cam, đỏ đỏ "lặn lội" từ Sài Gòn ra Hà Nội, món bánh này nhanh chóng chiếm được cảm tình của thực khách bởi nó quá hợp với tiết trời se se lạnh.
Vào ngày cuối đông, tiết trời Hà Nội chỉ còn se se lạnh, lượn qua mấy hàng rong bán bánh trong phố Trung Yên (P.Đinh Liệt), phố Ao Sen (đối diện trường ĐH Kiến trúc Hà Nội), liếc từ xa thấy cô chủ quán đang nặn những chiếc bánh, thả liên tục vào chảo mỡ xèo xèo là biết ngay có món bánh cay.
Để chế biến món này, người ta đem củ sắn tươi bào thành sợi nhỏ, rồi trộn thêm bột mì hoặc bột gạo khô, rồi xay mịn. Sau đó, thêm chút lá hành cắt nhỏ, vài lát ớt tươi băm nhuyễn và ít bột nghệ. Tất cả trộn đều và nhào kỹ thành một hỗn hợp bột dẻo quánh. Cuối cùng, người làm bánh sẽ thêm vào ít muối và chút bột cà-ri hoặc ngũ vị hương để tạo mùi vị thơm ngon đặc biệt.
Chưa được ăn mà nước miếng cứ đánh ừng ực trong cổ họng vì mùi thơm ngậy ngậy của bột mì hòa với khoai lang hay củ sắn. Chiếc bánh cay còn hấp dẫn bởi những sắc màu. Nào là màu xanh của lá hành tươi thái nhỏ, màu vàng của nghệ hòa với bột mì, bột cà-ri và tất nhiên không thể thiếu màu đỏ của ớt tươi.
Chị Thu Hương, một "fan" của bánh cay hồi tưởng lại: "Nhìn bánh này, lại nhớ hồi còn đi học ở Hà Nôi, chỉ có ở ngõ Tạ Hiền bán, mà giờ tan học thì ôi thôi xếp hàng mà chờ ăn. Có lẽ ngày ấy đó là món lạ và khoái khẩu nhất của đám học trò. Thích nhất là cái máy quay mỡ của cô chủ quán tự chế. Nó là một cái ống trên trục bàn quay, chiên bánh xong, người ta bỏ vào đó, rồi quay cho mỡ chảy xuống dưới. Vì thế ăn miếng bánh có mỡ kèm nhem, lại giòn nữa chứ , hôm nào tới sớm là được ngồi quay đã đời, cứ 2.000 đồng là được cả 10 miếng. Nếu cảm thấy độ cay của bánh chưa đủ xuýt xoa, bạn có thể chấm thêm tương ớt hoặc nước chấm 4 vị chua-cay-mặn-ngọt trộn với đu đủ xanh thái lát. Tuy nhiên, món này khá khô nên bạn hãy gọi kèm một ly nước mía để chống khát.
Để chế biến món này, người ta đem củ sắn tươi bào thành sợi nhỏ, rồi trộn thêm bột mì hoặc bột gạo khô, rồi xay mịn. Sau đó, thêm chút lá hành cắt nhỏ, vài lát ớt tươi băm nhuyễn và ít bột nghệ. Tất cả trộn đều và nhào kỹ thành một hỗn hợp bột dẻo quánh. Cuối cùng, người làm bánh sẽ thêm vào ít muối và chút bột cà-ri hoặc ngũ vị hương để tạo mùi vị thơm ngon đặc biệt.
Chưa được ăn mà nước miếng cứ đánh ừng ực trong cổ họng vì mùi thơm ngậy ngậy của bột mì hòa với khoai lang hay củ sắn. Chiếc bánh cay còn hấp dẫn bởi những sắc màu. Nào là màu xanh của lá hành tươi thái nhỏ, màu vàng của nghệ hòa với bột mì, bột cà-ri và tất nhiên không thể thiếu màu đỏ của ớt tươi.
Chị Thu Hương, một "fan" của bánh cay hồi tưởng lại: "Nhìn bánh này, lại nhớ hồi còn đi học ở Hà Nôi, chỉ có ở ngõ Tạ Hiền bán, mà giờ tan học thì ôi thôi xếp hàng mà chờ ăn. Có lẽ ngày ấy đó là món lạ và khoái khẩu nhất của đám học trò. Thích nhất là cái máy quay mỡ của cô chủ quán tự chế. Nó là một cái ống trên trục bàn quay, chiên bánh xong, người ta bỏ vào đó, rồi quay cho mỡ chảy xuống dưới. Vì thế ăn miếng bánh có mỡ kèm nhem, lại giòn nữa chứ , hôm nào tới sớm là được ngồi quay đã đời, cứ 2.000 đồng là được cả 10 miếng. Nếu cảm thấy độ cay của bánh chưa đủ xuýt xoa, bạn có thể chấm thêm tương ớt hoặc nước chấm 4 vị chua-cay-mặn-ngọt trộn với đu đủ xanh thái lát. Tuy nhiên, món này khá khô nên bạn hãy gọi kèm một ly nước mía để chống khát.
Theo Thanh niên
Đăng nhận xét